Chuyên trang tổng hợp tin tức cây cảnh Việt

Làm thế nào để trồng Lộc Vừng ra nhiều hoa nhất?

Lộc vừng được nhiều người ưa chuộng trồng nhất là với những người yêu cây cảnh bonsai. Nó không chỉ có những ý nghĩa về mặt phong thủy tốt, trồng lấy bóng mát trong sân vườn nhà mà còn có thể dùng làm bài thuốc để chữa hạ sốt, tiêu chảy…… Lộc vừng được biết đến là một trong ba bộ tam đa. Nó biểu hiện cho sự phúc lành, tiền tài, thịnh vượng cũng, phú quý cũng như bình an cho gia chủ. cây Lộc vừng cây trồng phong thủy cho mọi nhà. Nó mang lại vượng tài, mang lại phong thủy may mắn cho ngôi nhà bạn

Cây lộc vừng có tên khoa học là Barringtonia acutangula, là cây thân gỗ nhỏ, chiều cao tối đa có thể lên tới 10m, tán rộng. Lá thuôn tròn, màu xanh, nhẵn, viền lá gợn sóng. Hoa nở thành từng chùm, nụ xanh, hoa đỏ, có mùi thơm, là loài hoa rất đặc biệt, nhìn hoa lộc vừng cảm thấy rất dễ chịu. Quả cây lộc vừng  màu vàng nâu, vỏ khá cứng.

Hoa lộc vừng rất đẹp vì vậy cần chăm sóc tốt cho cây để cây có thể ra nhiều hoa, vừa làm đẹp cho không gian, vừa biểu thị năm đó có nhiều tài lộc, bình an hơn các năm hoa ít. Dưới đây là một vài kỹ thuật cần chú ý để cây sinh trưởng và phát triển tốt phát huy hết khả năng trong phong thủy.

1.Giống cây Lộc vừng

Cây lưỡi hổ

cây vạn niên thanh

Cần chọn loại giống lộc vừng yêu thích, cây phải khỏe mạnh, không sâu bệnh. Lộc vừng thường được chú ý phân loại theo các đặc điểm của hoa, có hoa màu đỏ, màu vàng , màu hồng, loại bông hoa dài, bông ngắn….

2.Thời điểm ra hoa

Hoa lộc vừng thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch hằng năm vì thế cần chú ý chăm sóc để cây ra đúng vụ sẽ có những bông hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất.

3.Đất trồng cây Lộc vừng

Loại đất trồng giúp cây xanh tốt là loại đất chứa nhiều dinh dưỡng, đất tơi xốp, thoát nước dễ dàng.Có thể sử dụng đất mặt sau đó trộn thêm trấu vỏ gạo, phân bón và xỉ than giúp cây có một loại đất trồng hợp lí nhất.

4.Trồng cây

  • Bước 1: Đào hố trồng cây
  • Bước 2: Đổ hỗn hợp đất đã chuẩn bị gồm đất mặt, trấu vỏ gạo, phân bón và xỉ than. Sau đó lấp một lớp đất mỏng
  • Bước 3: Đặt bầu cây vào hố, nhẹ nhàng xé túi nilong ở bầu cây bỏ đi.
  • Bước 4: Lấp đất cho cây, nén chặt đất vào gốc cây. Cần chú ý khi nắn đất cho cây  cần để chỗ gốc cây thấp hơn so với mặt bằng đất phẳng để cây có thể ngấm nước dễ dàng, nước không bị chảy trôi.
  • Bước 5: Tưới nước cho cây

5.Nước tưới

Cần tưới nước thường xuyên cho cây trong giai đoạn 20 ngày đầu, mỗi ngày tưới 2 lần nhằm cung cấp độ ẩm cho cây giúp bọ rễ của cây nhanh phát triển. Khi cây lộc vừng lớn hơn có thể giảm lượng nước tưới. Không nên tưới quá nhiều, rễ bị úng sẽ dễ bị bệnh hại hơn.

https://www.facebook.com/vacuumcleaner0/