Chuyên trang tổng hợp tin tức cây cảnh Việt

Vạn Niên Thanh – Cây nột thất hút chất ô nhiễm nên trồng trong nhà

Vạn niên thanh tên khoa học là Dieffenbachia seguine, vài năm trở lại đây nhu cầu mua cây giống rất nhiều nhất là dân văn phòng. Bởi cây chăm sóc dễ dàng  lại có thể đào thải các chất ô nhiễm trong không khí tốt nên được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt là vào các ngày lễ Tết cây vạn niên thanh mang một ý nghĩa to lớn trong phong thủy, biểu tượng cho sự sung túc của gia chủ, gia đình hôn nhân như ý, sống lâu trăm tuổi, hóa giải sát khí trong gia đình. Cây vạn niên thanh là cây trồng phong thủy mang lại tài lộc cho gia chủ

Cây có đặc điểm thân khá tròn, lá xanh quanh năm, đầu lá nhọn, cuống lá mập. Thân thuộc cây dây leo. Hoa  khá đẹp nở thành từng cụm nhìn rất bắt mắt, hoa lâu tàn. Tuổi thọ của cây vào khoảng hai đến ba năm.

Cây vạn niên thanh thuộc dạng cây dễ trồng và dễ chăm sóc, cây sinh trưởng và phát triển nhanh tốt rất phù hợp trồng trong văn phòng làm cây nội thất. Cây trồng trong không gian phòng tạo cảm giác dễ chịu, tinh thần thoải mái, giảm tối đa lượng ô nhiễm trong không khí.

cây kim tiền

Cây lưỡi hổ

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất cần chú ý những đặc điểm sau:

– Đất trồng: Đất phù hợp trồng vạn niên thanh là đất phù sa pha cát, đất thoát nước, phải tơi xốp. Đất trồng cây cần sử dụng loại đất hỗn hợp gồm: Vỏ trấu, phân hữu cơ đã ủ mục, vụn sơ dừa mỗi loại với lượng bằng nhau sau đó trộn cùng với đất mặt. Để phòng trừ trong đất có các loại sâu, mối mọt, bệnh hại cho cây cần sử dụng thuốc hóa học trộn cùng vào đất giúp loại bỏ các mầm bệnh hại tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất. Đối với loại đất thường khó thoát nước cần cải thiện bằng cách tăng lượng trấu lên và trộn thêm sỉ than giúp nước nhanh thoát tránh rễ cây bị thối

-Giống cây trồng là một trong những yếu tố quan trọng nhất: Cần chọn những cây vạn niên thanh cứng cáp, không chứa mầm bệnh hại, thân cây và lá xanh tốt, cành cây không bị gãy, không bị héo.

– Kỹ thuật trồng cây vạn niên thanh: đặt chậu trồng trên mặt đất phẳng -> đặt mảnh lót bằng sành vào đáy chậu, cần lấy mảnh này lấp chỗ thoát nước dưới đáy chậu, không bịt kín mà cần có khe hở nhỏ cho nước thừa thoát ra ngoài -> trải một lớp xỉ than -> đổ hỗn hợp đất gồm vỏ trấu, phân hữu cơ đã ủ mục, vụn sơ dừa với đất mặt vào chậu -> lấp một lớp đất mặt mỏng lên trên, làm điều này để tránh cho rễ cây tiếp xúc trực tiếp với quá nhiều phân -> đặt cây giống vào -> đổ lớp đất mặt lên -> nén chặt đất vào gốc -> cuối cùng cần tưới nước cho cây. Đối với những cây có nhiều nhựa và bị cắt rễ không nên trồng cây luôn vì nếu cây đang bị tổn thương, trồng cây luôn vi khuẩn trong đất dễ xâm nhập vào cây gây nhiều bệnh hại. Cần chú ý đợi cho vết cắt khô lại rồi mới trồng cây.
Xem thêm: Cây phong thủy cho người mệnh thổ độc đáo…

https://www.facebook.com/vacuumcleaner0/