Chuyên trang tổng hợp tin tức cây cảnh Việt

Lực lượng chức năng nào có thẩm quyền dừng và xử phạt phương tiện

Theo như quy định hiện hành, các lực lượng chức năng chỉ có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông và xử phạt phương tiện có hành vi vi phạm khi phát hiện phương tiện có dấu hiệu vi phạm chứ không được dừng phương tiện một cách tự tiện.

Cụ thể, điều 87 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về vấn đề tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ. CSGT đường bộ có trách nhiệm thực hiện việc tuần tra, kiểm soát người và các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ với người và các phương tiện lưu thông đường bộ… Chính phủ cũng quy định việc có thể huy động các lực lượng cảnh sát khác và cả công an xã để phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ cùng tham gia tuần tra, kiểm soát được trật tự và an toàn giao thông đường bộ trong những trường hợp cần thiết.

Quy định đối với Cảnh sát giao thông đường bộ: Theo Thông tư số 65/2012/TT-BCA ban hành ngày 30/10/2012, những CSGT đã được cấp biển hiệu cùng giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo như quy định của Bộ Công an được phép dừng các phương tiện đang lưu thông trên đường bộ; kiểm soát các phương tiện và giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người lái và giấy tờ của người lái phương tiện cũng như giấy tờ tùy thân của người ngồi trên phương tiện đang bị kiểm soát.

Không chỉ thế, theo như Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA ban hành ngày 27/7/2012 có quy định về vấn đề biển hiệu cũng như Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông phải mang theo đầy đủ Giấy chứng nhận khi đang làm nhiệm vụ và xuất trình ngay khi có yêu cầu, bắt buộc phải đeo biển hiệu…

Tóm lại, kể từ 1/1 duy chỉ có những CSGT đã được nhận giấy chứng nhận theo mẫu mới có quyền tạm ngừng phương tiện đang tham gia giao thông để kiểm tra các giấy tờ và xử lý vi phạm.

Quy định đối với các lực lượng cảnh sát khác và cả công an xã: Được quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP về việc huy động những lực lượng cảnh sát khác và công an xã để phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ cùng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, đảm bảo an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết, các lực lượng Cảnh sát khác (như Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tự; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự; Cảnh sát phản ứng nhanh; Cảnh sát bảo vệ, an toàn xã hội) và lực lượng công an xã, công an phường, thị trấn cũng được huy động để phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, đảm bảo an toàn giao thông đường bộ theo như kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Xem thêm:

Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP cũng quy định nhiệm vụ của các lực lượng Cảnh sát khác và của Công an xã khi được huy động để phối hợp với CSGT bao gồm: Thực hiện công việc tuần tra, kiểm soát theo đúng sự chỉ đạo, điều hành của bên Cảnh sát giao thông đường bộ và tuân thủ Kế hoạch đã được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt; Xử phạt những vi phạm hành chính theo đúng thẩm quyền khi đang tuần tra, kiểm soát trật tự, đảm bảo an toàn giao thông đường bộ mà không có sự xuất hiện của Cảnh sát giao thông đường bộ cùng …”.

Tuy nhiên các lực lượng cảnh sát và công an xã, phường, thị trấn chỉ được quyền dừng phương tiện đang lưu thông và xử lý vi phạm mà không xuất hiện của CSGT khi được huy động để phối hợp với CSGT đường bộ theo như kế hoạch đã được phê duyệt.

Quy định đối với Thanh tra giao thông: Như đã quy định tại Điều 4 của Thông tư số 08/2010/TT-BGTVT, Thanh tra giao thông có quyền dừng phương tiện giao thông đường bộ đang lưu thông trong trường hợp cần thiết để có thể kịp thời ngăn chặn hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra đối với các công trình đường bộ theo điểm a khoản 2 Điều 86 Luật Giao thông đường bộ đã quy định; Đình chỉ các hành vi vi phạm khi phát hiện ra cũng thuộc thẩm quyền xử phạt của thanh tra đường bộ chiếu theo quy định có tại khoản 4 Điều 47 Nghị định 34/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ.

Quy định đối với các lực lượng khác (quản lý thị trường, dân quân,…): luật giao thông đường bộ không quy định về quyền của các lực lượng này trong việc tạm ngừng phương tiện đang tham gia giao thông để xử phạt những hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, do vậy quản lý thị trường và dân quân,… không có quyền được dừng phương tiện giao thông rồi xử phạt cho dù phát hiện hành vi vi phạm của phương tiện giao thông đường bộ.

Dù vậy, nếu hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông nằm trong lĩnh vực mà lực lượng khác quản lý thì họ có quyền cho dừng xe và xử lý vi phạm. Ví dụ như, tại Điều 6 của Nghị định số 10/CP ban hành ngày 23/01/1995 về vấn đề tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của người quản lý thị trường, nếu trong trường hợp người đang tham gia giao thông có những hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại (như chở hàng lậu, hàng giả,…), công chức kiểm soát thị trường có quyền được dừng phương tiện để xử lý.

Tổng kết lại, những người có thẩm quyền cho dừng phương tiện đang lưu thông và tiếng hành xử phạt hành vi vi phạm của người tham gia trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:

– CSGT có đeo biển hiệu và mang theo Giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra và kiểm soát giao thông đường bộ;

– Các lực lượng cảnh sát khác cùng công an xã, phường, thị trấn được huy động để phối hợp với CSGT đường bộ theonhư kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước;

– Thanh tra giao thông có thẩm quyền có thể xử phạt hành vi vi phạm trong một số trường hợp.

Còn lại, các lực lượng khác hoàn toàn không có quyền dừng xe và tiến hành xử phạt vi phạm thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ mà chỉ được quyền dừng xe khi phát hiện hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực mà họ quản lý.

Cần chú ý là các lực lượng có thẩm quyền dừng các phương tiện đang tham gia giao thông và xử phạt hành vi vi phạm cũng không hề được phép tùy tiện dừng phương tiện mà chỉ có thể dừng phương tiện để kiếm soát khi nhận thấy có dấu hiệu vi phạm hoặc đã xảy ra hành vi vi phạm theo như quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA.

Không phải lực lượng nào cũng có thẩm quyền ngừng phương tiện đang lưu thông và xử phạt với hành vi vi phạm. Bạn đọc cần nắm rõ lực lượng nào có quyền hạn xử lý vi phạm khi tham gia giao thông để bảo vệ quyền lợi của bản thân tốt nhất.

https://www.facebook.com/vacuumcleaner0/